Nghề gác kèo ong ở rừng U Minh Cà Mau đã có từ rất lâu đời. Không biết từ bao giờ nghề gác ong đã đi sâu vào đời sống của người dân vùng rừng tràm U Minh Hạ Cà Mau. Những người sinh ra và lớn lên ở mảnh đất rừng tràm chắc không ai không biết đến nghề gác kèo ong.
Từ khi ông cha đi khai hoang, đất đai toàn cây tràm. Lúc đầu, người ta chỉ biết lấy mật trong tự nhiên, tức là ong tự xây tổ, sau đó người ta đến lấy mật mang về. Qua thời gian, với sự tích lũy kinh nghiệm dân gian, người dân ở rừng Vô Danh đã nghĩ ra cách bỏ giàn cho ong về xây tổ. Từ đó nghề nuôi ong ra đời.
Xem nhanh
1. Gác kèo ong là gì?
Gác kèo ong là một nghề liên quan đến quá trình làm nhà thu hút đàn ong về xây tổ, tạo điều sống tốt cho đàn ong, giúp đàn ong có một nơi an toàn và thoải mái để sinh sống. Việc xây nhà thu hút ong thì cần hai cây gỗ, 1 cây cắm xuống đất được gọi là cây nạng (cây kèo), 1 cây gác lên trên cho ong làm tổ, cây này gác cặp với 1 cây tràm lớn đang sống để giữ vững cho các tổ ong.
Các người thợ gác kèo ong thường hoạt động theo nhóm để dễ hỗ trợ nhau trong quá trình gác kèo hoặc thu hoạch mật ong. Các người thợ ở đây cũng rất chấp hành theo quy luật như phải trung thực, hỗ trợ lẫn nhau, không được trộm hoặc phá tổ ong của những người khác…
2. Quy trình kỹ thuật nghề gác kèo ong tại rừng U Minh Cà Mau
2.1. Chuẩn bị: Thân kèo, cây nống và cây nạng
Thân kèo đường kính từ 8cm đến 12cm, chiều dài khoảng 2m đến 2,5m tùy vào địa điểm chọn chiều dài phù hợp.
Cây nống và cây nạng đường kính khoảng 6cm đến 10cm, chiều dài 1,8m đến 2,3m, 1 đầu vuốt nhọn để cắm xuống đất.
2.2 Chọn địa điểm gác kèo
Địa điểm gác kèo thường chọn khu vực có ít cỏ sậy, khô thoáng tránh những khu vực có cỏ cao hơn 2m. Đảm bảo không khí thoáng và có ánh sáng mặt trời chiếu xuống thân kèo.
2.3 Gác kèo
Người dân ở rừng U Minh thường gác kèo vào sáng sớm đến khi mặt trời mộc khoảng 8h đến 9h sáng.
Trước khi gác kèo đảm bảo cỏ ở dưới thân kèo được dọn sạch, không còn sót lại những cây cỏ lia chia dưới dạ kèo. Kèo được gác xong có hình như mái nhà.
Gác kèo xong thường người dân phải kiểm tra lại 1 lần nữa đảm bảo kèo được chắc chắn khi đàn ong làm tổ trên đó, bên cạnh đó đảm bảo thời gian chăm sóc kèo theo tháng, theo năm diễn ra dễ dàng, kèo nào được ong làm tổ thì chăm sóc, kèo nào ong không đến làm tổ để thay đổi địa điểm khác phù hợp hơn.
3. Trải nghiệm nghề ăn ong tại rừng U Minh
3.1. Ăn ong là gì?
Ăn ong chỉ là cách nói của những người dân ở rừng U Minh kể về quá trình đi thu hoạch mật ong gác kèo. Mật ong sẽ được người thợ thưởng thức tại chỗ nhằm xem chất lượng của mật ong có đạt hay không, mặt khác là người thợ tự thưởng cho chính mình mật ong nguyên chất 100% tại thời điểm lấy mật ong.
3.2. Khai thác mật ong rừng U Minh:
Thời gian khai thác mật ong tốt nhất vào khoảng thời gian từ 06h00AM đến 09h00AM. Quá trình khai thác mật ong diễn ra nhanh chóng, chỉ từ 2 đến 3 phút. Vì quá 3 phút thì khả năng khói tan ra đàn ong sẽ quay lại bảo vệ tổ.
4. Mua mật ong rừng U Minh ở đâu Uy Tín
Mua mật ong rừng U Minh ở đâu Uy Tín đây là câu hỏi của rất nhiều người đang có nhu cầu sử dụng mật ong rừng U Minh chính gốc. Ngoài thị trường có rất nhiều đơn vị bán mật ong rừng với thông tin đăng tải là “Mật ong rừng nguyên chất”, “Mật ong rừng Tràm nguyên chất”, “Mật ong rừng U Minh nguyên chất”… Làm thế nào để biết được mật ong bạn mua có phải là mật ong nguyên chất hay không thì bạn nên tìm hiểu thông tin “Cách phân biệt mật ong thật giả” trước. Sau đó tìm đến các đơn vị Uy Tín dựa vào chính sách bán hàng cũng như những review người dùng trước đó đã sử dụng.
Oginbee cũng là đơn vị cung cấp mật ong rừng U Minh nguyên chất. Chúng tôi có giấy Công bố lưu hành sản phẩm, giấy kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt là giấy kiểm nghiệm kết quả mật ong rừng U Minh nguyên chất và mật ong ruồi nguyên chất.
Chúng tôi cam kết với khách hàng sẽ hoàn tiền 200% nếu như mật ong Oginbee cung cấp ra thị trường không phải là mật ong nguyên chất.
Nguồn: Gác Kèo Ong Là Gì? Nghề Gác Kèo Ong Rừng U Minh Cà Mau