5/5 - (11 bình chọn)

Nhiệt miệng với các tình trạng như sưng viêm, loét miệng khiến chúng ta cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi. Để giảm bớt cảm giác đau đớn do tình trạng này gây ra, chúng ta có thể thử các cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong đơn giản và hiệu quả tại nhà.

Chữa nhiệt miệng bằng mật ong hiệu quả
Các dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiệt miệng

Cùng Oginbee tìm hiểu kĩ hơn cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong qua bài viết ngay dưới đây bạn nhé!

1. Dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng

Những dấu hiệu nhận biết bệnh nhiệt miệng thường gặp có thể kể đến:

  • Trong khoang miệng, đặc biệt là niêm mạc xuất hiện 1 đến 2 vết loét đốm trắng, các đốm to hơn sẽ có hiện tượng mọng nước và gây đau đớn. Vài ngày sau chúng vỡ ra sẽ tạo thành các vết loét. Vết loét càng lớn và to dần sẽ rất đau nhức, cản trở sinh hoạt, nhất là khi ăn uống và giao tiếp.
  • Xuất hiện các triệu chứng như viêm nhiễm, sưng, rát đỏ, thậm chí một số trường hợp còn có thể bị sốt.
  • Những vết loét nằm dưới lưỡi, dưới niêm mạc sẽ tấy đỏ và đau, thậm chí có thể nổi hạch ở góc hàm khiến bạn thấy khó khăn trong việc ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày.

2. Nguyên nhân bị nhiệt miệng

Chữa nhiệt miệng bằng mật ong nhanh
Các nguyên nhân bị nhiệt miệng phổ biến

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiệt miệng, phát triển các vết loét thường là:

  • Sức đề kháng kém, hàng rào miễn dịch yếu khiến cơ thể không có đủ khả năng chống lại sự tấn công gây ra viêm nhiễm của virus. 
  • Một số trường hợp dị ứng với thức ăn như phô mai, chocolate, các loại hạt đậu hoặc trái cây có tính nóng như sầu riêng, xoài…
  • Căng thẳng thần kinh, tình trạng mất ngủ thường xuyên…
  • Cơ thể thay đổi nội tiết tố, rối loạn kinh nguyệt cũng là một trong các nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhiệt miệng.
  • Vệ sinh vùng khoang miệng không kỹ. 
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn ít hoa quả, chất xơ. 
  • Ăn cay nóng quá nhiều cũng khiến bạn dễ bị nhiệt miệng bất cứ lúc nào.

3. Mật ong có chữa được nhiệt miệng không?

chữa nhiệt miệng bằng mật ong
Sử dụng mật ong trị nhiệt miệng

3.1 Mật ong có nóng không?

Theo giáo sư Lê Bảo Châu, mật ong nguyên chất vốn có tính bình, mật ong pha đường mới có tính nóng. Mật ong tự nhiên trong điều kiện bình thường, các thành phần đường glucozo và fructozo sẽ ở dạng trung hòa. 

Khi pha thêm đường, nó sẽ mất đi sự cân bằng, vì vậy dễ gây ra các tác động không tốt cho cơ thể mà người ta gọi là “nóng trong”. Vì thế, những người nóng trong khi sử dụng mật ong cần tìm đúng địa chỉ cung cấp mật ong nguyên chất.
=> Xem thêm: Mua mật ong rừng nguyên chất ở Cần Thơ 

3.2 Tác dụng của mật ong trị nhiệt miệng

Mật ong được gọi là “Thần dược” đến từ thiên nhiên, vì trong đó có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng giúp điều trị bệnh, nâng cao và bảo vệ sức khỏe. Tác dụng của mật ong trong việc chữa nhiệt miệng cụ thể là:

  • Kháng khuẩn, kháng viêm và chống nấm.
  • Làm lành các tế bào bị tổn thương.

3.3 Cách chữa lở miệng bằng mật ong

chữa nhiệt miệng bằng mật ong
Cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong hiệu quả

3.3.1 Bôi mật ong vào vết nhiệt miệng

Cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong này khá dễ thực hiện. Bạn chỉ cần dùng tăm bông và nhúng vào mật ong rồi thoa trực tiếp lên vết loét. Nên dùng lực tay nhẹ để bớt đau và không gây tổn thương thêm cho các vết loét nhiệt miệng, chú ý cần thoa nhiều lần để mật ong có thể thấm sâu vào vết nhiệt.

Sau đó, bạn chờ trong khoảng 5 phút và súc miệng lại bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện cách chữa nhiệt miệng đơn giản bằng mật ong 2 – 3 lần mỗi ngày, nhằm giúp các vết nhiệt miệng nhanh lành hơn. 

3.3.2 Ngậm mật ong trị nhiệt miệng

Bạn cho một lượng vừa đủ mật ong vào miệng và sau đó ngậm khoảng 1 – 2 phút, rồi nuốt từ từ. Tiếp theo, bạn hãy súc miệng lại bằng nước ấm để làm sạch khoang miệng. Với cách làm này, có thể thực hiện trong 3 – 5 ngày, tình trạng nhiệt miệng sẽ được cải thiện và giúp khỏi nhanh hơn. 

4. Cách trị nhiệt miệng ở môi

Nhiệt miệng có thể xảy ra ở lưỡi, ở trong má và ở cả môi. Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu cách để trị nhiệt miệng ở môi hiệu quả nhé!

Cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong hiệu quả
chữa nhiệt miệng bằng mật ong

4.1 Vệ sinh khoang miệng

Khi vùng niêm mạc miệng bị tổn thương, tốt nhất là bạn nên hạn chế tối đa sự cọ xát với các vật thể cứng nhọn, thức ăn cứng hay thực phẩm tẩm ướp nhiều gia vị… Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý không sử dụng kem đánh răng chứa  thành phần Sodium lauryl sulfate vì có thể gây nhiệt miệng.

Bên cạnh đó, hãy duy trì thói quen ngày 2 lần vào sáng và tối súc miệng với nước muối. Nhờ đó sẽ giúp sát khuẩn, bảo vệ khu vực khoang miệng khỏi sự tấn công của các vi khuẩn gây hại để ngăn chặn nhiệt miệng ở môi.

4.2 Uống mật ong

Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm cũng như chống nhiễm trùng thứ cấp. Do đó giúp các vết nhiệt miệng ở môi không bị bỏng rát và sưng đỏ. Bạn có thể bôi trực tiếp mật ong lên vết nhiệt với tần suất khoảng 4 lần/ngày. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp mật ong với nghệ, hòa hỗn hợp, sau đó đắp lên vết nhiệt miệng với tần suất 3 lần/ngày để trị nhiệt miệng khá hiệu quả.

Nếu bạn là người hay bị nhiệt miệng lưỡi liên tục thì có thể thử tham khảo các cách sử dụng mật ong trị nhiệt miệng ở trên.

Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích và áp dụng thành công cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong nhé!

Nguồn: Chữa nhiệt miệng bằng mật ong

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay